Nam Làm Marketing
Nam Làm Marketing

Mình hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Nếu như muốn hợp tác với mình để làm Marketing, hãy liên hệ tại đây.

Hướng dẫn cách tạo Website từ A – Z cho người không biết gì

Hướng dẫn cách tạo Website từ A – Z cho người không biết gì
4.7/5 - (3 votes)

Làm Marketing mà không biết cách tạo Website riêng cho mình thì kể cũng khó PR cho bản thân nhỉ? Đừng lo nhé, trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo Website từ A – Z cho người không biết gì!

Hướng dẫn cách tạo Website từ A – Z cho người không biết gì
Hướng dẫn cách tạo Website từ A – Z cho người không biết gì

Mục đích của việc tạo Website

Đầu tiên các bạn cần xác định được rằng mục đích của bạn khi tạo ra Website để dùng vào việc gì. Đừng chỉ tạo Website ra rồi để đấy, nó còn một chặng đường xây dựng và phát triển Website ở phía trước nữa.

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc sở hữu một website không chỉ giúp cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức tiếp cận với một lượng lớn khách hàng mà còn nâng cao uy tín và chuyên nghiệp. Dưới đây là một số mục đích chính của việc tạo website, tùy thuộc vào đối tượng và nhu cầu sử dụng:

Truyền thông và quảng bá

Website giúp bạn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, hoạt động, sự kiện hay thông tin liên quan đến cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Truyền thông và quảng bá
Truyền thông và quảng bá

Xây dựng thương hiệu

Website là một công cụ quan trọng trong việc xây dựng và củng cố thương hiệu, tạo dấu ấn và khẳng định vị thế trên thị trường.

Xây dựng thương hiệu
Xây dựng thương hiệu

Kinh doanh trực tuyến

Với website thương mại điện tử, bạn có thể mua bán, thanh toán và giao hàng trực tuyến, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nguồn lực.

Kinh doanh trực tuyến
Kinh doanh trực tuyến

Hỗ trợ khách hàng

Website giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận thông tin, đặt câu hỏi, góp ý hay nhận được hỗ trợ kỹ thuật một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Hỗ trợ khách hàng
Hỗ trợ khách hàng

Nâng cao sự hiểu biết và trao đổi kiến thức

Website giáo dục, diễn đàn hay blog giúp người dùng chia sẻ, cập nhật và trao đổi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực.

Nâng cao sự hiểu biết và trao đổi kiến thức
Nâng cao sự hiểu biết và trao đổi kiến thức

Kết nối và mở rộng mối quan hệ

Website giúp bạn kết nối với đối tác, khách hàng, đồng nghiệp và cộng đồng, mở rộng mối quan hệ và tạo cơ hội hợp tác.

Kết nối và mở rộng mối quan hệ
Kết nối và mở rộng mối quan hệ

Để đạt được những mục tiêu trên, bạn cần chú ý đến việc tối ưu hóa nội dung website theo tiêu chuẩn SEO (Search Engine Optimization) để website của bạn xuất hiện ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, giúp tăng khả năng tiếp cận với khách hàng và đạt được hiệu quả mong muốn.

Để biết về SEO (Search Engine Optimization) thì mời các bạn cùng đọc bài viết về SEO là gì?

Lợi ích khi sở hữu Website 

Sở hữu một website mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức. Sau đây là một số lợi ích nổi bật khi bạn có một website chuẩn SEO:

Tăng khả năng tiếp cận khách hàng

Một website chuẩn SEO giúp bạn xuất hiện ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm phổ biến, thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Giảm chi phí tiếp thị

So với các phương thức tiếp thị truyền thống, website chuẩn SEO giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo và tiếp thị, đồng thời đạt được hiệu quả cao hơn nhờ lượng truy cập ổn định và chất lượng.

Nâng cao uy tín và chuyên nghiệp

Website chuyên nghiệp, bắt mắt và dễ sử dụng không chỉ tạo được ấn tượng tốt với khách hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín và chuyên nghiệp của cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức.

Cải thiện chất lượng dịch vụ

Với một website chuẩn SEO, bạn có thể cung cấp thông tin chi tiết, cập nhật và hấp dẫn về sản phẩm, dịch vụ và chính sách hỗ trợ khách hàng, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và đưa ra quyết định mua hàng.

Hỗ trợ quản lý và điều hành

Website giúp bạn quản lý thông tin, đơn hàng, khách hàng, doanh thu và chi phí một cách hiệu quả và minh bạch, đồng thời hỗ trợ công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp hay tổ chức.

Tận dụng cơ hội hợp tác và phát triển

Website chuẩn SEO giúp bạn kết nối với đối tác, nhà cung cấp, đồng nghiệp và cộng đồng, mở rộng mối quan hệ và tạo cơ hội hợp tác, đầu tư và phát triển.

Lựa chọn mục đích và dạng Website phù hợp

Để tạo nên một website chuẩn SEO, trước tiên bạn cần xác định rõ mục đích và loại website phù hợp với nhu cầu và đối tượng mục tiêu. Dưới đây là một số loại website thông dụng cùng cách triển khai nội dung chuẩn SEO cho từng loại:

Mục đích Quy mô Website Mức độ đầu tư
Website cá nhân Giới thiệu bản thân, kỹ năng, kinh nghiệm, dự án đã thực hiện, và liên hệ Nhỏ Thấp
Blog Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, câu chuyện, đánh giá sản phẩm, dịch vụ, hoặc sở thích Nhỏ Thấp
Website thương mại điện tử Bán hàng trực tuyến, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, và chính sách hỗ trợ khách hàng Vừa đến lớn hoặc rất lớn Cao hoặc rất cao
Website doanh nghiệp Giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, hoạt động, sự kiện, và liên hệ Vừa đến lớn Cao
Website cộng đồng diễn đàn Tạo ra một nền tảng trao đổi, thảo luận, học hỏi, và kết nối giữa các thành viên trong cùng lĩnh vực hoặc sở thích. Vừa đến lớn hoặc rất lớn. Cao.

Có rất nhiều loại Website nữa mà mình không thể liệt kê hết ra đây. Tùy vào loại Website mà chúng ta có những nền tảng hỗ trợ tạo ra Website khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu ở phần bên dưới những nền tảng cho phép tạo Website hiện nay nhé!

Các công cụ tạo Website hiện nay

WordPress

Đến với công cụ WordPress, đây là một nền tảng với mã nguồn mở, chính vì thế nó hoàn toàn miễn phí đối với người sử dụng. Có thể bạn chưa biết thì hơn 40% Website có trên Internet hiện tại đều dùng WordPress, đủ cho thấy sự tiện lợi và ưa chuộng từ người dùng với WordPress lớn đến mức nào!

Wordpress
WordPress

Đối với WordPress, nó tích hợp đầy đủ các công cụ cho bạn tạo dựng nên một Website hoàn chỉnh và chuyên nghiệp. Bạn tha hồ phát triển ý tưởng của mình ở trên này mà không cần biết đến lập trình, biến các ý tưởng của bạn thành sự thật ở trên này.

WordPress hỗ trợ đầy đủ và đa dạng loại Website: Blog cá nhân, sàn thương mại điện tử, diễn đàn, doanh nghiệp và nhiều hơn thế nữa!

Xem qua WordPress tại đây: https://wordpress.com/

Blogger

Một trong những nền tảng mạnh mẽ và miễn phí giúp các bạn có thể tạo ra Website nữa là Blogger. Đây là một nền tảng do chính Google tạo ra cho người dùng, nó hoàn toàn miễn phí.

Blogger
Blogger

Tuy nhiên nền tảng Blogger này chỉ phù hợp cho những cá nhân tạo ra Website với mục đích là viết Blog, chia sẻ kinh nghiệm thôi. Còn để tùy biến nó trở thành Website tin tức, thương mại điện tử thì còn cần nhiều đến các yếu tố khác nữa như là lập trình, sever mạnh mẽ, quản lý tài nguyên các thứ,…

Xem qua Blogger tại đây: https://www.blogger.com/

Weebly

Weebly – Là một nền tảng khá giống với WordPress, cho phép người dùng tùy biến một cách mạnh mẽ. Bất kỳ dạng Website nào cũng tạo được từ Weebly, tuy nhiên bởi vì Weebly được tối ưu hóa theo dạng trình chiếu hình ảnh và video, cho nên nó sẽ rất phù hợp nếu như bạn dùng Weebly để tạo ra một trang Portfolio của mình.

Weebly
Weebly

Weebly hoàn toàn miễn phí và dễ sử dụng giống như WordPress, bạn không cần biết đến Code cũng có thể tạo nên Website vô cùng đẹp từ nó!

Xem qua Weebly tại đây: https://www.weebly.com/

Wix

Chỉ với 30 phút bạn đã có thể tạo ra một Website theo đúng ý của bạn, đây có thể nói là điểm mạnh của nền tảng Wix – Nhanh và tiện lợi.

Wix
Wix

Trên Wix tích hợp sẵn các giao diện vô cùng đẹp đẽ, với hàng trăm mẫu thiết kế đa dạng cho mọi loại Website. Bạn tha hồ sáng tạo mà không cần phải động đến những dòng Code phức tạp.

Xem qua Wix tại đây: https://www.wix.com/

Trong bài viết này thì mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo Website miễn phí từ WordPress nhé! Đừng lo, nó hoàn toàn dễ sử dụng. Ok bắt đầu vào việc thôi!

Hướng dẫn cách tạo Website bằng WordPress

Thông thường, để tạo Website bằng nền tảng WordPress thì sẽ có hai cách, cách đầu tiên là dùng tiện ích có sẵn (Hosting, Domain) của WordPress để tạo, đối với cách này thì nền tảng WordPress sẽ hạn chế khả năng tùy biến của các bạn trên Website nên mình không ưu tiên. Chúng ta sẽ thực hiện theo cách hai, sử dụng tài nguyên cá nhân.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu để xây dựng Website

Để có thể tạo được một Website hoàn chỉnh thì các bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu sau đây:

  • Hosting/VPS hoặc Sever và Domain (Tên miền)

Hiểu đơn giản Hosting, VPS hoặc Sever là nơi sẽ chứa dữ liệu của toàn bộ Website của bạn. Những nội dung, hình ảnh, audio, video, giao diện,… mà bạn đăng tải lên Website sẽ được lưu trữ ở trên này! Thông thường nếu làm các loại Website mà không yêu cầu đăng tải nội dung nhiều, không có các tính năng quá cao cấp ở trên Website hoặc ít người dùng truy cập thì Hosting là phương án tối ưu chi phí nhất.

Hosting/VPS hoặc Sever
Hosting/VPS hoặc Sever

Còn Domain là địa chỉ Website của bạn, giống như địa chỉ nhà vậy. Bạn xây nhà cần phải được nhà nước cấp cho địa chỉ thì nhà của bạn mới hợp pháp. Domain hoạt động tương tự như vậy.

Domain
Domain

Hosting lấy ở đâu?

Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Hosting miễn phí lẫn có phí tại Việt Nam và cả nước ngoài để các bạn tham khảo. Nếu người dùng của bạn đang ở Việt Nam thì nên chọn nhà cung cấp tại Việt Nam và ngược lại. Bởi vì nếu như người dùng của bạn ở Việt Nam, mà dùng Hosting ở nước ngoài, thì tốc độ phản hồi của Website khi người dùng truy cập vào sẽ rất chậm, ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.

Còn về nhà cung cấp Hosting tại Việt Nam, mình thường dùng hai bên sau đây:

(Ở đây không PR gì cả nhé! Dùng thấy giá rẻ và tốt cho nên mình thêm vào thôi, tại dùng nhiều dịch vụ cung cấp Hosting trên thị trường rồi mới lọc ra được đó)

Nhà cung cấp Hosting Giá thành Tốc độ Load Website Quà tặng kèm Chất lượng hỗ trợ
Vietnix

(Xem thêm tại đây)

Giá cả khá rẻ, chỉ cần 5000 VND bạn cũng đã có Hosting dành cho riêng mình rồi. 8/10
  • Rank Math SEO Pro
  • Elementor Pro
  • WP Rocket
  • iTheme Security Pro
  • Smush Pro
  • Trọn bộ WP Astra
  • Trọn bộ Themes My ThemeShop
9/10
Azdigi

(Xem thêm tại đây)

Giá cả khá rẻ, có gói Hosting miễn phí dành cho sinh viên. 7/10
  • WP Rocket
  • iThemes Security Pro
  • Rank Math SEO Pro
  • SeedPro
  • WP Staging Pro
  • ElementsKit Lifetime
  • WPML Agency
  • Trọn bộ WP Astra
  • Trọn bộ Plugin My ThemeShop
  • Trọn bộ Themes My ThemeShop
9/10

Vậy nên chọn gói Hosting miễn phí hay có phí?

Thường thì mình sẽ chọn gói có phí, bởi vì nó đi kèm hỗ trợ từ đội ngũ IT bên cung cấp dịch vụ và thêm nữa là gói có phí sẽ đầy đủ tính năng và cấu hình Hosting sẽ mạnh hơn được phần nào!

Còn nếu như bạn là sinh viên muốn tiết kiệm tiền, muốn trải nghiệm dịch vụ trước khi bỏ tiền thì nên sử dụng gói Hosting miễn phí. Ok, giờ thì cùng mình đi đến bước mua Hosting, mình sẽ thao tác và mua trên Website nhà cung cấp Vietnix nhé!

#1: Truy cập vào Website của Vietnix https://vietnix.vn/

Hoặc nhấn vào link đăng nhập/đăng ký để đi tới thẳng bước đăng nhập/đăng ký luôn: https://portal.vietnix.vn/index.php?rp=/login

Giao diện sẽ giống như hình bên dưới đây.

Truy cập vào Website của Vietnix https://vietnix.vn/
Truy cập vào Website của Vietnix https://vietnix.vn/

#2: Tiến hành đăng ký/đăng nhập vào Vietnix

(Bước này mình lướt nhanh nhé, thao tác này cơ bản rồi)

Tiến hành đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản Vietnix
Tiến hành đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản Vietnix

#3: Sau khi đăng ký/đăng nhập thành công thì đây là giao diện bên trong

Các bạn tiến hành nhấp chọn vào Đăng ký dịch vụ ở góc bên trái

Nhấn vào nút Đăng ký dịch vụ ở góc trái bên trên
Nhấn vào nút Đăng ký dịch vụ ở góc trái bên trên

#4: Chọn gói Hosting phù hợp với mục đích của bạn

Đến bước tiếp theo thì bạn cần chọn gói Hosting phù hợp với mục đích tạo Website của bạn!

Ở đây mình chọn gói giá rẻ mã Hosting Cheap 1 chỉ 60.000 VND/12 tháng bởi vì mình chỉ mua để hướng dẫn các bạn thôi. Còn nếu nhu cầu của các bạn cao hơn thì có thể chọn gói nhiều tiền hơn.

Lựa chọn gói Hosting phù hợp với mục đích xây dựng Website
Lựa chọn gói Hosting phù hợp với mục đích xây dựng Website

Vậy tiêu chí nào để lựa chọn Hosting đúng với nhu cầu?

Thông thường thì mình sẽ chú ý đến các thông số như sau khi mua Hosting:

  • Disk Space (Dung lượng): Dung lượng càng nhiều thì Website của bạn càng đăng tải được nhiều nội dung lên.

Thông thường những Website cơ bản dạng như: Giới thiệu cá nhân, blog,… thì không cần dung lượng quá nhiều, chỉ cần 2GB là đủ. Còn đối với những Website mà cần đăng tải nội dung lên nhiều như: Website thương mại điện tử, tin tức, game giải trí,… thì cần rất nhiều Disk Space (Dung lượng).

Nhưng mà thông thường nếu dung lượng cần tải lên quá nhiều (Mình nói là cực kỳ nhiều nha) thì sẽ cần đến VPS hoặc Sever để đáp ứng được nhu cầu, chứ Hosting lúc này không đáp ứng được. Hosting chỉ dùng cho những nhu cầu phổ thông mà thôi.

  • Bandwidth (Băng thông): Hiểu đơn giản nó là lưu lượng Loading của Hosting trong một khoảng thời gian nhất định.

Khi một người nào đó truy cập vào Website của bạn và thực hiện hành động nào đó như là xem bài viết, xem video, tải xuống hình ảnh,… hay bất kỳ một hành động nào đó. Mình ví dụ hành động đó tốn 5MB băng thông.

Hosting của bạn được giới hạn 1GB băng thông, nếu như có nhiều người truy cập vào Website làm tiêu tốn đi hết 1GB băng thông này thì Website của bạn sẽ không thể nào hoạt động được nữa. Website sẽ bị trì hoãn và cần thời gian để nó reset lại lượng băng thông cho bạn, nếu bạn không chờ được thì có thể liên hệ nhà cung cấp Hosting để nâng cấp thêm băng thông.

Hiện nay đa số nhà cung cấp Hosting đều bán Hosting có lượng băng thông không giới hạn, đừng tin nhé, họ để vậy thôi. Nếu như Website của bạn bỗng dưng một ngày trở nên nổi tiếng và hàng trăm nghìn người truy cập vào thì có nguy cơ sập Website luôn đấy. Thậm chí nó còn không tới còn số hàng trăm nghìn, chỉ tới vài chục nghìn là sập rồi.

Nhưng mà đừng lo, sau này Website của bạn lớn mạnh, kiếm được tiền từ nó rồi thì hãy nâng cấp từ Hosting lên VPS hoặc Sever. Còn giờ để tiết kiệm chi phí thì mình khuyên nên dùng Hosting.

  • Parked Domain: Gõ tên miền khác nhưng Website của bạn vẫn hiện ra, đó chính là tác dụng của Parked Domain

Bạn có từng muốn truy cập vào Facebook.com nhưng làm biếng gõ cả tên miền dài ra, chỉ gõ Fb.com vẫn truy cập vào được Facebook không? Đó chính là cách Parked Domain hoạt động, dùng chung mọi tài nguyên liên quan đến Website gốc, chỉ thay đổi tên miền khác thôi.

Tùy vào mục đích của bạn, có thể cần đến Parked Domain hoặc không.

  • Addon Domain: Tạo ra một tên miền khác để chạy một Website khác nhưng dùng chung Hosting.

Hiểu đơn giản Hosting là cái nền nhà để chứa cái Website của bạn, và nếu cái nền nhà còn dư chỗ trống thì còn có thể chứa được thêm nhiều Website khác, nhiều Domain khác nữa. Các Domain được thêm sau sẽ được gọi là Addon Domain. Domain thêm sau sẽ không dính dáng gì đến với Domain đầu tiên bạn thêm vào Hosting cả.

  • Sub Domain: Là tên miền con của tên miền gốc.

Mình có một tên miền là namlammarketing.com, vì một số lý do muốn bán thêm sản phẩm liên quan đến Marketing nên mình muốn tạo ra 1 trang Landing Page chuyên về bán các sản phẩm đấy! Mình sẽ tạo ra một Sub Domain là sanpham.namlammarketing.com. Đây chỉ là ví dụ, bạn sẽ có thể tạo ra Sub Domain tùy vào mục đích phát triển Website của mình!

  • Core CPU: CPU sẽ xử lý hầu hết các tác vụ trên Hosting mà bạn thao tác.

Thông số Core CPU càng cao có nghĩa Hosting của bạn càng xử lý được nhiều tác vụ, xử lý được tác vụ nặng.

Mình thông thường sẽ chọn những Hosting có từ 2 Core trở lên để đáp ứng đủ các tác vụ mình cần. Nếu sau này cần thêm thì các bạn có thể liên hệ với bên cung cấp nâng cấp cho bạn!

  • Memory Ram: Giống như Ram ở trên máy tính, càng nhiều càng tốt, càng nhiều thì xử lý được nhiều tác vụ hơn.
  • I/O (Input/Output): Cơ bản, chỉ số I/O càng cao thì tốc độ Load Website càng nhanh.

#5: Kiểm tra Domain (Tên miền)

Thông thường, đối với các nhà cung cấp khác cũng vậy, sau khi chọn được gói Hosting phù hợp thì bạn cần kiểm tra xem Domain của bạn có phù hợp hay bị gì đó không. Nếu đã có Domain rồi thì bạn chỉ cần nhập vào và nhấn Kiểm tra.

Kiểm tra Domain của bạn
Kiểm tra Domain của bạn

Còn nếu như chưa có thì bạn có thể nhấn vào nút đăng ký ngay ở bên dưới để đăng ký ngay cho mình một Domain mới.

Đăng ký Domain mới nếu chưa có
Đăng ký Domain mới nếu chưa có

Sau khi đã mua xong Domain mới thì các bạn lại quay bước Kiểm tra ở bên trên để tiến hành bước kế tiếp mua Hosting.

#6: Kiểm tra thông tin Hosting

Nhấn Kiểm tra xong thì giao diện sẽ như bên dưới, các bạn Check lại các thông tin như:

  • Gói Hosting
  • Chọn chu kỳ thanh toán
  • Thêm số điện thoại của bạn vào nếu muốn

Sau đó nhấn vào nút Tiếp tục.

Kiểm tra lại các thông tin và nhấn vào nút Tiếp tục
Kiểm tra lại các thông tin và nhấn vào nút Tiếp tục

#7: Điền mã giảm giá (Nếu có)

Nếu như bạn có được mã giảm giá khi mua Hosting, hãy điền vào và nhấn Thanh toán.

Điền mã giảm giá của bạn vào
Điền mã giảm giá của bạn vào

Bước thanh toán thì các bạn tự thực hiện nhé, điền các thông tin cá nhân và chọn cách thức thanh toán như bình thường khi thanh toán Online thôi.

Xong khi thanh toán xong, bây giờ bạn đã có cho mình 1 Hosting và 1 Domain. Giữ nguyên ở đấy nhé, đi mua các tài nguyên khác đã rồi quay lại thiết lập sau.

  • Themes (Giao diện)

Sau khi mua xong Hosting và Domain thì thứ bạn cần quan tâm lúc này đó chính là giao diện Website. Bạn từng lướt Web chứ? Thấy nhiều Website có giao diện vô cùng đẹp và bạn muốn có được một giao diện đẹp y như vậy?

Dễ thôi, có hai cách, thứ nhất bạn có thể đi thuê lập trình viên ở bên ngoài thiết kế giúp bạn. Nếu giao diện đơn giản không quá nhiều chức năng thì không sao, chi phí sẽ không cao lắm đâu. Còn nếu như có quá nhiều chức năng phức tạp và nâng cao thì chi phí sẽ không hề rẻ. (Rẻ hay không thì cũng chịu thôi, bắt buộc phải có thì mình phải chi tiền thôi biết sao giờ)

Thứ hai bạn có thể tự thiết kế luôn Website cho mình, Wesbite https://namlammarketing.com/ này là mình tự làm phần giao diện luôn đấy!

Tự thiết kế thì chỉ dành cho những Website có giao diện từ đơn giản đến vừa thôi, phức tạp quá thì cũng phải cần tới lập trình viên.

Để có giao diện cho Website thì các bạn cần phải mua Themes từ nhà cung cấp chuyên về bán Themes. Mình thì hay mua Themes ở trên nền tảng Themeforest.

Còn nếu không thì mình có thể tận dụng tài nguyên được tặng từ nhà cung cấp Hosting mà bạn vừa mới thực hiện mua. Đó cũng chính là lý do mà mình chọn các nhà cung cấp có nhiều quà tặng đi kèm, bởi vì cơ bản các tài nguyên mình cần đều được nhà cung cấp Hosting tặng luôn rồi. Không cần phải bỏ tiền thêm ra để mua nữa.

Trong bài viết này thì mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo ra Website bằng Themes có tên là Newspaper nhé! Nghe đánh giá thì nó khá nhẹ và cho tốc độ Load nhanh, sử dụng thì cũng thấy thế, vả lại có còn có thể tùy biến theo mọi loại mục đích tạo Website của bạn nữa!

Còn nếu như bạn có khả năng về tài chính, thì có thể lên trên Themeforest để mua những giao diện khác để trải nghiệm và chọn ra giao diện phù hợp với mình.

Chuẩn bị xong các tài nguyên cơ bản rồi, bắt đầu vào việc thiết lập Website thôi.

Bước 2: Thiết lập Website

Giờ chúng ta có gì nào! Hosting, Domain và Themes. Trước tiên là cho Hosting và Domain kết nối với nhau.

  • Kết nối Hosting và Domain

Quay trở lại ví dụ địa chỉ nhà với ngôi nhà. Bạn có cái bảng ghi địa chỉ, bạn có nhà. Nhưng không gắn cái bảng ghi địa chỉ ở trước nhà thì làm sao người ta biết được địa chỉ nhà của bạn, đúng không?

Tương tự như vậy bạn phải thực hiện kết nối giữa Hosting và Domain lại với nhau.

#1: Lấy IP của Hosting

Tại vì mình Hosting của nhà cung cấp Vietnix, Domain của nhà cung cấp Azdigi cho nên thao tác có thể phần giao diện để thao tác sẽ khác một tí, nhưng về cơ bản các thao tác sẽ giống nhau, hiểu bản chất là được.

Để có thể lấy được IP của Hosting bạn hãy kiểm tra Email gửi đến từ nhà cung cấp Hosting mà bạn vừa thực hiện mua. Thông thường nhà cung cấp Hosting sẽ gửi ngay cho bạn một Email thông báo trạng thái mua thành công Hosting và kèm theo đó là các thông số quan trọng.

Trong đó bạn cần chú ý đến dòng đó là Sever IP: xxx.xxx.xx.xxx (x là những con số), thì xxx.xxx.xx.xxx chính là địa chỉ IP mà bạn cần tìm.

#2: Vào DNS của Domain để thực hiện kết nối

Sau khi đã nắm được IP trong tay rồi thì bạn hãy vào phần DNS của Domain để thực hiện kết nối.

Đối với nhà cung cấp Azdigi, các bạn sẽ cần nhấn vào phần Quản lý dịch vụ ở góc trên bên phải màn hình, sau đó thực hiện đăng nhập/đăng ký như bình thường!

Truy cập vào Nhà cung cấp tên miền
Truy cập vào Nhà cung cấp tên miền

Bên dưới đây là giao diện quản lý bên trong sau khi bạn đăng nhập thành công, nhấn chọn vào phần Tên miền.

Nhấn chọn vào Tên miền
Nhấn chọn vào Tên miền

Chọn đúng tên miền mà bạn cần tạo Website.

Chọn vào tên miền cần tạo Website
Chọn vào tên miền cần tạo Website

Một giao diện mới được hiện ra, tìm và nhấp chọn vào mục Quản lý DNS.

Nhấp chọn vào mục Quản lý DNS
Nhấp chọn vào mục Quản lý DNS

Sau đó bạn hãy nhấn vào nút Add Record để thêm vào hai TypeACNAME như hình bên dưới đây, thay các dữ liệu phù hợp với HostingDomain bạn mua.

Add Record trong DNS Domain
Add Record trong DNS Domain

Vậy là xong, nếu như các bạn làm đúng các bước như mình nói, nhanh thì vài phút còn chậm thì tầm vài tiếng thì Hosting với Domain sẽ được kết nối với nhau.

Nếu như trong quá trình làm bị lỗi gì đó mà không thực hiện được thì các bạn có thể nhấn vào nút Mở Ticket ở trong phần quản lý của nhà cung cấp Domain để họ thực hiện giúp bạn.

  • Setup Website trong cPanel

Xong phần kết nối rồi, giờ tới bước Setup Website ban đầu trong cPanel của Hosting. Giờ các bạn quay lại nhà cung cấp Hosting, truy cập vào phần Dịch vụ của tôi, chọn gói Hosting mà bạn vừa mua.

Vào gói Hosting mà bạn vừa mua
Vào gói Hosting mà bạn vừa mua

Giao diện mới mở ra, chú ý vào bên phải, tìm và nhấn chọn vào phần Đăng nhập vào cPanel.

Nhấn chọn vào nút Đăng nhập vào cPanel
Nhấn chọn vào nút Đăng nhập vào cPanel

Nhìn ở góc bên trái, chọn 1 trong 2 mục:

  • WP Toolkit: Vào thẳng phần Setup Website
  • WordPress Manager by Softaculous: Vào phần quản lý Website
Tùy chọn vào phần Install
Tùy chọn vào phần Install

Mình thì chọn vào mục WordPress Manager by Softaculous luôn. Sau đó nhấn chọn vào mục Install để vào phần Setup Website.

Truy cập vào bước Setup Website
Truy cập vào bước Setup Website

Giao diện bên trong phần Install sẽ như thế này! Lần lượt các bạn làm theo hướng dẫn bên dưới theo từng con số mình đã Note trong ảnh nhé!

Setup Website cơ bản 1
Setup Website cơ bản 1

Note:

1: Chọn định dạng https://

2: Lựa chọn Domain cần tạo Website, nếu như bạn có nhiều Domain liên kết với Hosting thì sẽ có danh sách xổ xuống khi nhấn vào dấu mũi tên bên cạnh, việc của bạn là chọn đúng Domain cần làm Website thôi.

3: Phần này thì nên để trống khi Website tạo mới lần đầu tiên.

4: Giữ nguyên mặc định, không cần thay đổi phần này.

5: Đặt tên cho Website của bạn.

6: Viết 1 dòng mô tả ngắn về Website của bạn.

7,8: Admin UsernameAdmin Password là thông tin để bạn đăng nhập vào Website sau khi Setup thành công. Thay đổi theo ý thích của bạn cho dễ nhớ.

Setup Website cơ bản 2
Setup Website cơ bản 2

Note:

9: Bỏ qua phần này.

10: Điền Email quản trị của bạn vào.

11: Chọn ngôn ngữ trong WordPress, thường thì mình hay để tiếng Anh, để dễ tham khảo tài liệu nước ngoài ấy mà!

12: Mình hay tích chọn vào Classic Editor, Backups (Backuply)

Cuối cùng, kéo xuống bên dưới cùng và nhấn vào nút Install.

Nhấn chọn vào nút Install
Nhấn chọn vào nút Install

Quá trình tải và thiết lập Website cho bạn sẽ tự động diễn ra, thường trong tầm vài phút là xong. Khi hoàn tất thì màn hình cPanel sẽ hiển thị ra các thông tin, bạn cần chú ý:

  • Link đăng nhập vào WordPress
  • Tài khoản và Mật khẩu mà lúc nãy bạn đã đặt ở phần Note 7,8

Vậy là xong phần Setup Website trong cPanel, giờ đến bước các bạn đăng nhập vào nền tảng WordPress.

  • Đăng nhập vào WordPress và thiết lập cơ bản

#1: Đăng nhập vào WordPress

Trước tiên các bạn truy cập vào đường Link đăng nhập WordPress, thông thường đường Link sẽ có dạng https://domain.com/wp-admin/.

Sau khi truy cập vào đường Link thì các bạn tiến hành nhập vào tài khoản và mật khẩu để đăng nhập.

Tiến hành đăng nhập vào WordPress
Tiến hành đăng nhập vào WordPress

Và đây chính là giao diện bên trong WordPress sau khi các bạn đã đăng nhập thành công.

Giao diện bên trong WordPress sau khi đăng nhập thành công
Giao diện bên trong WordPress sau khi đăng nhập thành công

Lưu ý: Tại vì trước khi viết bài này mình đã thực hiện một số thao tác bên trong WordPress rồi cho nên có thể giao diện sẽ có thêm một số mục hơi khác tí so với bạn. Nhưng đừng lo, thao tác thiết lập sẽ giống nhau cả thôi.

#2: Cài đặt giao diện cho Website của bạn

Tiếp theo sẽ là bước cài cài đặt giao diện ở mức cơ bản cho Website của bạn. Vì sao mình nói ở mức cơ bản, tại vì bước này chỉ cài giao diện thô trước thôi, sau này bạn hoặc ai đó mà bạn thuê sẽ thiết kế lại giao diện trông đẹp mắt hơn, chuyên nghiệp hơn để phù hợp với nhu cầu của bạn!

Bên trong WordPress, ở phía bên tay trái của màn hình, các bạn tìm và nhấp chọn vào phần Appearance (Giao diện).

Nhấp chọn vào phần Appearance (Giao diện).
Nhấp chọn vào phần Appearance (Giao diện).

Một giao diện mới hiện ra, phần bôi đỏ bên dướigiao diện mà bạn đang sử dụng, nhấn vào nút Add New để có thể thêm giao diện mới.

Nhấn vào nút Add New để có thể thêm giao diện mới
Nhấn vào nút Add New để có thể thêm giao diện mới

Chọn vào nút Upload Theme > Chọn tệp.

Nhấn vào nút Upload Theme > Chọn Tệp
Nhấn vào nút Upload Theme > Chọn Tệp

Chọn vào File giao diện mà bạn đang có trên máy tính để có thể tải lên giao diện đấy, thường thì File giao diện sẽ nén thành tệp có đuôi là .zip.

Trong bài viết này mình chọn giao diện Newspaper (Có bán trên ThemeForest). Nếu các bạn chọn một giao diện nào khác thì sẽ có một số bước cài đặt hơi khác tí, nhưng bản chất đều giống nhau, nếu sợ không làm đúng thì có thể tham khảo các bài viết trên Internet.

Sau khi Upload Theme lên rồi, hãy nhấn chọn vào nút Install Now.

Nhấn chọn vào nút Install Now
Nhấn chọn vào nút Install Now

Sau đó nhấn vào nút Activate để kích hoạt giao diện.

Nhấn vào nút Activate để kích hoạt giao diện
Nhấn vào nút Activate để kích hoạt giao diện

Thông thường, sau khi nhấn vào nút Activate này rồi thì giao diện của bạn đã hoạt động rồi đấy. Tuy nhiên tùy vào Theme mà bạn chọn, sẽ có thêm các bước Setup khác nữa, giống như Theme Newspaper này sẽ có thêm bước cài đặt Plugin liên quan đến Theme bên dưới đây.

Cài đặt thêm liên quan đến Theme nếu có
Cài đặt thêm liên quan đến Theme nếu có

Giờ các bạn hãy truy cập vào tên miền của mình để xem thành quả giao diện vừa mới cài đặt nhé!

Giao diện Website sau khi đã cài đặt cơ bản
Giao diện Website sau khi đã cài đặt cơ bản

Như mình đã nói trước đó, bước này chỉ mới là bước cài đặt giao diện cơ bản cho nên giao diện phần nào sẽ vô cùng đơn sơ.

Nếu như các bạn muốn nó trông chuyên nghiệp hơn thì bắt buộc phải thiết lập các cài đặt sâu bên trong nữa. Lấy ví dụ Theme Newspaper này đi, tại vì định hướng ban đầu của mình sẽ tạo ra một Website về tin tức, blog cho nên mình sẽ tạo ra một giao diện nhìn trông đẹp mắt hơn và giống với một trang tin tức, blog nhất có thể.

Lưu ý: Giao diện Newspaper – Đúng với cái tên của nó, Theme này tạo ra dành cho những bạn chuyên làm Website về tin tức, cho nên nó sẽ tích hợp các công cụ giúp bạn tạo ra một giao diện Website về tin tức một cách dễ dàng mà không cần tốn quá nhiều công sức. Cũng vì vậy, đối với từng loại mục đích tạo Website sẽ có từng Theme phù hợp khác nhau.

Ok không luyên thuyên nữa, giờ chỉ cần vài bước cơ bản mình sẽ biến nó từ giao diện đơn giản thành một giao diện chuyên về tin tức, blog ngay nè!

Tương ứng với từng Theme sẽ có phần thiết lập riêng, đối với Newspaper thì các bạn cần tìm ở mục Newspaper ở thanh Menu bên trái và chọn vào Prebuilt Websites.

Chọn vào Prebuilt Websites
Chọn vào Prebuilt Websites

Ngay sau đó, ở giữa màn hình sẽ hiển thị ra các giao diện được thiết kế sẵn dành cho bạn, việc của bạn là lựa một giao diện ưng ý và nhấn Install để cài đặt giao diện đó cho Website của mình.

Lựa giao diện phù hợp và nhấn Install để cài đặt giao diện cho Website
Lựa giao diện phù hợp và nhấn Install để cài đặt giao diện cho Website

Và đây là giao diện sau khi đã được cài đặt thêm.

Giao diện Website sau khi đã được cài đặt thêm
Giao diện Website sau khi đã được cài đặt thêm

Tuy nhiên giao diện này mới chỉ là Demo, các bạn cần phải thay thế nội dung Demo bằng nội dung của mình.

Vô cùng đơn giản phải không nào, tuy nhiên các bước như trên chỉ áp dụng cho Theme Newspaper, dẫu biết rằng bản chất sẽ giống nhau, nhưng các bước thực hiện sẽ hơi khác nhau đối với các Theme khác. Cho nên nếu bạn sử dụng Theme nào khác thì hãy nên đọc kỹ tài liệu hướng dẫn đi kèm của nó hoặc đọc ở trên Internet trước đã nhé!

Trên đây là bài viết mình hướng dẫn các bạn cách tạo Website từ A – Z dành cho những ai chưa biết gì về cách tạo Website cũng có thể tự mình tạo Website được. Yên tâm là hiện nay chưa có ai làm hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về cách tạo Website bằng WordPress như mình vậy đâu.

Nếu các bạn thấy bài hướng dẫn tạo Website này hay và bổ ích thì đừng quên để lại Comment, đánh giá 5 saothường xuyên quay lại Blog của mình nhé. Và mình là Trần Hoài Nam!

Nam Làm Marketing

Trần Hoài Nam

Là người tạo nên Blog Nam Làm Marketing, đồng thời là chuyên viên làm việc trong lĩnh vực Marketing nói chung và Digital Marketing nói riêng. Tiếp cận với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ, trong và ngoài nước. Mình tự tin có thể phát triển doanh nghiệp của bạn về mọi mặt trong lĩnh vực Marketing!

Bạn có muốn

tăng lượt tiếp cận

cho thương hiệu?

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *